TRANG VĂN HÓA- LỊCH SỬ

Những Nấm Mồ Quạnh Hiu
Nơi Vùng Biên Giới


Tác giả: Dương Đại Trường
Thể loại: Truyện ký


 Lời Tác Giả: Truyện ký được tác giả ghi lại dựa theo lời kể của một người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau năm 1975, anh không trình diện ‘Học tập cải tạo’ với chính quyền cộng sản và anh cùng một số bạn bè vào rừng biên giới Việt-Miên kháng chiến chống cộng. Tình thế lúc bấy giờ đơn vị của anh lâm vào hoàn cảnh túng thiếu mọi mặt: Y tế, vũ khí đạn dược và thực phẩm... Vì thế, đơn vị của anh phải vượt biên giới qua Thái Lan xin tỵ nạn chính trị. Trên hành trình kháng chiến đầy gian nguy, đơn vị của anh đã bỏ lại nơi núi rừng những người đồng đội thân yêu. Tên những nhân vật trong chuyện kể là hư cấu. Nếu có sự trùng hợp với độc giả là ngoài ý tác giả. Truyện ký nầy xem như một nén hương lòng gởi đến những người nằm lại nơi vùng biên giới Thái-Miên.
Adelaide 2013
Dương Đại Trường

Thanh ngồi trên tảng đá bên bờ suối, ngay cửa căn chòi tranh nhỏ xíu, nơi làm chốt canh của đơn vị. Tay anh cầm khẩu súng M16 bạc màu nhà binh, mắt đăm chiêu hướng về nơi cuối trời xa thẳm, phương xa ấy là quê nhà nước Việt của anh!
Ngày chưa tắt hẳn, nhưng bóng tối phủ trùm núi rừng biên giới vì buổi chiều sương mù giăng mắc dầy đặc những ngọn đồi nơi phía Tây-Nam, giống như tấm màn che những tia nắng cuối ngày còn sót lại, làm cho hoàng hôn đưa chiều vào tối. Thầm tính đến hôm nay, đã hơn ba năm rồi, kể từ ngày lệnh buông súng đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh! Hai phần ba đại đội nghĩa quân CHD thuộc quyền chú sáu Danh chỉ huy, không chấp nhận sự đầu hàng nhục nhã nên rút quân vào vùng núi biên giới Việt-Miên với ý định kết hợp các đơn vị bạn lập căn cứ kháng chiến. Thời gian trôi đi chập chùng gian khổ, với những đêm dài thâu canh nơi căn cứ núi rừng, nhưng con đưòng quang phục quê hương vẫn còn mù khơi vạn dặm!
Một ngày mới lại bắt đầu với bầu trời vẫn sương mù che phủ mênh mông một vùng đồi núi chập chùng biên giới! Trước mặt Thanh là một đám cỏ tranh bám quyện vào vách khe suối, sương đêm còn ướt đẩm trên các ngọn cây bên bờ. Mù sương sáng nay dày đặc đến nỗi một người nếu đứng cách chừng vài mét thì không thể thấy được! Thanh ngồi trong chốt canh làm bằng những cành cây rừng phủ cỏ tranh chồng chất lên nhau, tạo thành mái che cho chỗ nằm hơn ba thước vuông diện tích! Thanh đang trông chờ đến giờ đổi ca gác thì bất chợt một tiếng động nhỏ nghe sột soạt vang lên từ bờ bên kia khe suối, cách chòi canh chừng hơn mười thước. Thanh mở to đôi mắt chăm chú nhìn về mục tiêu phía trước, đưa ngón trỏ làm động tác nhẹ nhàng mở khóa an toàn khẩu súng trên tay, chuẩn bị tư thế sẳn sàng khai hỏa. Tiếng động mỗi lúc một nghe rỏ dần: Là tiếng chân người đi. Xuất hiện hình ảnh người bên kia bờ suối, trông rỏ dần dưới lớp sương mỏng manh là một người phụ nữ được nhận dạng qua trang phục chiếc sà-rông màu sậm, sau lưng mang chiếc túi nhỏ xẹp lép. Khi nhận dạng mục tiêu là người phụ nữ và trên người không có mang khí giới, khoảng cách với mình cách nhau con suối, Thanh hạ súng xuống và tiếp tục theo dõi. Người phụ nữ đi đến bên bờ suối rồi dừng lại ngó dáo dác xung quanh như tìm lối mòn băng qua dòng suối. Thoáng nghĩ, Thanh xác định là một sơn nữ cư ngụ trong bộ tộc xung quanh đây, nhưng Thanh cũng dè dặt thủ thế với đối phương nên hướng khẩu súng về người phụ nữ, lớn tiếng ra lệnh:
- Đứng lại!
Bất chợt nghe tiếngViệt Nam và nhìn thấy khẩu súng hướng về mình, người phụ nữ sợ hải, run rẩy trả lời bằng tiếng Việt, phát âm lú lớ:
- Tú la dan! Tú la dan..
Nghĩa là cô muốn nói xác định: Tui là dân. Thanh yêu cầu:
- Giơ tay lên cao!
Người phụ nữ làm theo lệnh của Thanh và đứng yên. Thanh đưa tay ra hiệu cho cô đến chỗ cạn lội qua suối. Cô gái vừa đi vừa quay mặt lại nhìn Thanh không chớp mắt. Có lẽ cô sợ Thanh nổ súng bắn chết cô. Đến dốc cao, cô gái leo lên tuột xuống mấy lần mới đến được bờ suối. Thanh ra hiệu bảo cô ngồi xuống trước mặt mình, lấy lời khai:
- Cô tên gì?
- Tui tên Bopha.
- Nhà ở đâu? Đến đây làm gì?..
- Dạ! Tui bị lạc đường!
Qua lời khai, Bopha là người Miên gốc Việt, gia đình cô sống ở thành phố Nam Vang, bị chính quyền Khmer Đỏ xếp vào giai cấp tư sản, thành phần theo chính phủ Lon Nol, đối tượng bị tàn sát giai cấp. Cô không có giấy tờ tùy thân! Theo lời khai năm nay cô hai mươi tuổi, có vóc dáng người khỏe mạnh, da ngâm đen. Cô vận chiếc sà-rông sậm màu và chiếc áo xanh đậm có viền răng cưa trắng ngã màu bụi đất vàng cháy. Trán của cô có một vết bầm to, má bên trái bị một vết sước sâu, máu đã khô đen khắng lại trên mặt vết thương tạo lằn dài như con đỉa. Thanh suy đoán Bopha có lẽ bị ai đó hành hung và đánh đập. Thanh quan sát những vết bầm rồi hỏi Bopha:
- Cô bị người ta đánh hả?
Bopha cúi mặt trả lời:
- Không ai đánh tui. Tui bị té ngã, mặt chạm vào cây rừng nên bị thương!
- Cô đi đâu một mình mà bị lạc đường?
- Dạ! Gia đình tui bị Khmer Đỏ tàn sát hết! Chỉ còn một mình tui trốn chạy được! Tui tìm đường vượt qua biên giới, đi đến Thái Lan xin tỵ nạn..
Lời nói của Bopha chưa bảo đảm cho Thanh tin tưởng, anh chỉ vào chiếc túi đeo sau lưng của Bopha, ra lệnh:
- Cô mở chiếc túi cho tôi kiểm soát.
Bopha nhẹ nhàng lấy tay nắm dây chiếc túi, kéo khỏi bờ vai rồi đặt xuống đất, mở ra cho Thanh kiểm soát. Trong túi chỉ có một vài bộ áo quần cũ mèm và một gói cơm khô nhỏ xíu, môt chai thủy tinh không còn chút nước sót lại! Thanh nghe Bopha kể hoàn cảnh và nhìn hành trang đơn sơ trong chiếc balô, làm cho anh xua tan trong đầu những ý nghĩ cô là một giao liên của bọn Khmer Đỏ, giả dạng làm sơn nữ để theo dõi tàn quân của chính phủ Lon Nol đang còn hoạt động rải rác dọc theo biên giới, chống lại chính quyền Khmer Đỏ. Nhìn thấy Bopha khoanh tay trước ngực làm động tác giảm lạnh, Thanh khẻ bảo Bopha:
- Cô vào chòi canh của tôi ngồi cho đở lạnh. Tôi chờ chiến sĩ đến thay canh gác, tôi sẽ đưa cô về căn cứ...
- Dạ!
Trời sáng hẳn. Sương mù tan dần. Những tia nắng bình minh len lỏi xuyên qua cành cây, loáng bạc những giọt nước long lanh còn đọng lại trên mặt lá. Chim rừng líu lo hót. Tiếng khỉ gọi đàn chí chóe từ xa vọng lại, âm thanh nghe tiếng được tiếng không... Thanh ngồi nơi đầu chòi canh, đưa mắt nhìn xung quanh cảnh vật buổi sáng đang chào đón bình minh của núi rừng biên giới. Vài đóa hoa dại bên bờ suối cũng khoe sắc dưới nắng ban mai. Thanh đang thưởng thức cảnh đẹp núi rừng của bình minh, bổng Bopha lên tiếng hỏi:
- Anh có nước uống không?
Thanh quay lại nhìn Bopha, chỉ ngón tay vào góc chòi canh:
- Còn một ít trong chiếc bi-đông của tôi.
Bopha bước lại góc chòi, cầm chiếc bi-đông lên lắc nhẹ rồi nói:
- Ít quá! Em uống hết nha.
Nghe Bopha xưng hô bằng em và tỏ cử chỉ thật thà, Thanh thân mật trả lời:
- Em uống cho đở khát. Lát nữa mình về căn cứ có nước uống.
Rồi Bopha mở chiếc túi đeo lưng, lấy gói cơm khô đỗ một ít vào lòng bàn tay, bước đến bên cạnh mời Thanh:
- Mời anh ăn cơm khô.
- Không! Cám ơn em!
Bopha vừa ăn vừa kể chuyện:
- Mấy ngày qua em vất vả lắm mới trốn qua được những trạm kiểm soát của Khmer Đỏ! Tối hôm kia, em tưởng đã chết rồi! Bọn lính biên phòng phát hiện những người vượt biên giới, họ rượt theo nổ súng, mạnh ai nấy chạy tán loạn! Trong đêm tối không thấy đường nên em va mặt vào thân cây rừng làm cho em bị thương. Những dấu vết trên mặt và trán là do té ngã gây ra...
- Vậy à! Lúc đầu nhìn em, anh tưởng em bị người ta đánh. Nhưng sao em dám mạo hiểm vượt biên giới một mình vậy hả?
Bopha ngừng giây lát rồi trả lời câu hỏi của tôi:
- Nếu không mạo hiểm bỏ trốn thì em cũng bị bọn Khmer Đỏ giết chết! Chúng nó đập đầu bằng búa, chết còn thê thảm và đau đớn hơn!
- Ừ nhỉ!
Nói đến đây, Bopha nhìn Thanh rồi thở dài:
- Nếu em không gặp được anh ngày hôm nay, chắc có lẽ em sẽ chết trong rừng vì đói khát! Bây giờ nghe anh nói thì em mới cảm thấy giật mình! Em mạo hiểm quá!
Thanh nghe Bopha than thở, anh nói lời an ủi:
- Con người sống chết đều có số.
- Đúng! sống chết có số! Như trường hợp gia đình em: Mẹ cha và đứa em trai bị Khmer Đỏ giết, còn mình em thì thoát khỏi chết dưới tay bọn chúng!
Từ nảy giờ Bopha cứ tưởng Thanh là bộ đội "cụ Hồ" làm nhiệm vụ quốc tế ở Miên. Cô nhìn Thanh nói lời cầu xin:
- Anh đừng giải em về trao trả cho Khmer Đỏ nha! Họ sẽ xử tử em!
Thanh trả lời đùa theo câu nói Bopha:
- Tôi cho cô làm lính của già Hồ chịu không?
- Dạ chịu! Nhưng em chỉ biết nấu cơm chứ không biết cầm súng đánh giặc...
Hai người trò chuyện một lúc, người chiến sĩ thay canh đến.Thanh chỉ tay về phía Bopha ngồi và nói:
- Cô Bopha! Dân tộc Miên đi lạc vào khu vực của mình.
Cường trố mắt nhìn cô gái và ngạc nhiên hỏi Thanh:
- Sao anh không trói cô ta lại?
- Cô là một phụ nữ chân yếu tay mềm! Vả lại, cô không có mang vũ khí. Tao đã lấy lời khai sơ bộ: Bopha là dân chạy trốn chế độ Khmer Đỏ. Tao dẫn cô về giao cho chỉ huy quyết định.. Không lẽ tao to lớn như thế nầy mà đánh không lại cô gái như Bopha sao!
- Cẩn tắc vô áy náy! Là quân nhân nên thận trọng thì hơn.
Thanh giao khẩu súng cho Cường rồi đứng dậy dẫn Bopha đi về căn cứ. Từ điểm canh gác đến ban chỉ huy căn cứ không xa nhưng phải qua nhiều chỗ ngụy trang cây rừng che dấu lối đi. Mỗi lần Thanh đưa cành cây lên cao, những giọt sương rơi xuống áo anh làm thấm ướt bờ vai, lành lạnh. Thanh cố giơ cao cành cây cho Bopha chui qua để không bị vướng lá làm ướt áo cô. Bopha nhìn thấy Thanh có cử chỉ ga-lăng với mình, cô nhoẽn miệng cười:
- Cám ơn anh!
Chẳng mấy chốc hai người về đến trại. Thanh dẫn Bopha đến báo cáo chú Sáu Danh và trình bày sự việc. Qua những lời báo cáo của Thanh, chú Sáu Danh khẻ bảo:
- Em dẫn cô bé nầy về lều cách ly. Sắp xếp cho cô ở chung với bảy người Miên mà chúng ta tạm giữ tuần rồi. Chiều nay, chúng ta có cuộc họp ban chỉ huy để giải quyết về những trường họp nầy!.
- Dạ!
Cuộc họp ban chỉ huy của đơn vị gồm năm người: Chú Sáu Danh, Thanh, Hoàng,Tấn và Bo. Năm người nầy được các anh em trong đơn vị đề cử làm ban chỉ huy trại. Mở đầu cuộc họp, chú Sáu khẻ nói:
- Mấy ngày nay, trại của chúng ta bắt giữ tám người Miên đi lạc khi họ tìm đường vượt biên giới Miên-Thái. Biết rằng họ là thành phần chống đối chính quyền Khmer Đỏ nên mới bỏ trốn khỏi nước! Nhưng về mặt an ninh và lương thực cho họ ăn, cũng là một gánh nặng thêm cho chúng ta trong tình huống khan hiếm lương thực như hiện tại! Tôi xin các anh em cho ý kiến giải quyết.
Thành là người được tín nhiệm của chú Sáu, anh đề nghị:
- Gần một năm qua, chúng ta sống nơi đây cũng được tiếp tế từ những người dân Miên thân chính phủ Lon Nol! Và chúng ta cũng được nhóm quân nhân chính phủ nầy chia cơm sẻ áo: Cung cấp quân dụng, thuốc men, đạn dược, nên chúng ta mới sống còn cho đến bây giờ! Theo ý của tôi thì chúng ta sẽ có cuộc làm việc với tám người của họ
Moi người suy nghĩ giây lát. Tấn góp ý kiến thêm:
- Tôi đồng ý với đề nghị của anh Thanh. Chúng ta làm việc với họ theo hai hướng: Nếu ai chịu ở lại với đơn vị thì chúng ta chấp nhận. Nếu người nào xin về nhà thì cứ cho họ đi.
Chú Sáu Danh gật đầu và đồng ý về cách giải quyết như Thanh đề nghị, chú quay sang nói với Thanh:
- Sáng ngày mai em dẫn tất cả lên đây, chúng ta làm việc với họ..
Dừng giây lát rồi chú Sáu nói tiếp:
- Đơn vị chúng ta bây giờ quân số còn bốn mươi sáu anh em thề nguyền kết nghĩa đệ huynh! Năm người chúng ta được đồng đội tin tưởng và giao cả mạng sống cho chúng ta định đoạt! Nghĩa là sống chết có nhau! Chúng ta cũng phải bảo vệ mạng sống đồng đội chờ ngày quang phục quê hương.
Buổi sáng nơi núi rừng đến như mọi ngày! Những căn trại nằm im lìm dưới vùng không gian dày đặc sương mù. Rồi tiếng chim hót líu lo chào đón bình minh và nắng ban mai chiếu trên những ngọn cây rừng long lanh vạt nắng. Thanh dẫn những người Miên bị tạm giữ đến căn trại ban chỉ huy. Chú sáu Danh đã có mặt từ sớm, chú đang ngồi uống trà trên chiếc băng dài làm bằng tre rừng ghép với nhau. Thanh vừa bước vào, chú sáu khẻ bảo:
- Em rót trà mời họ uống rồi chúng ta bắt đầu làm việc.
Chú sáu Danh xưa nay được anh em trong trại rất kính nể! Bởi vì chú là một người chỉ huy có tinh thần chống cộng cao và thân thiện với thuộc cấp. Chính cử chỉ nầy của chú mà tất cả anh em trong trại đều thề nguyện trung thành sống chết với chú. Nhìn vào nhóm người trước mặt, chú Sáu khẻ nói:
- Hôm nay, tôi mời các anh chị em đến đây để giải quyết về việc quí vị đã xâm nhập vào căn cứ của chúng tôi! Dựa theo luật lệ và bảo đảm bí mật, các anh chị em phải bị cầm tù hay bị xử tử! Nhưng chúng tôi không thực hiện những hình phạt nầy cho quí vị. Bởi vì tất cả các anh chị em đều là nạn nhân của chế độ cộng sản Khmer Đỏ! Tôi giải quyết cho quí vị theo hai cách: Thứ nhất, quí vị ở lại căn cứ với chúng tôi để cùng nhau chống cộng sản. Thứ nhì, quí vị được trả tự do về quê sinh sống...
Nói xong, chú sáu nhờ Bopha dịch sang tiếng Miên cho mọi người biết. Sau khi Bopha dịch những lời nói của chú sáu cho họ nghe, tất cả họ gật đầu đồng ý ở lại. Một người trong nhóm trình bày:
- Bây giờ các ông thả chúng tôi về thì chúng tôi cũng bị giết chết! Thà chúng tôi ở lại đây cùng quí ông chống Khmer Đỏ!
Chiều nay trời núi rừng âm u với những đám mây đen che kín bầu trời! Gió từng cơn thổi mạnh rít lên những âm thanh nghe rợn người. Thanh ngồi nơi chốt canh, thầm nhớ về quê hương xa thẳm, nhớ nhất là hình ảnh mẹ già của anh ngày xưa lặn lội đi thăm thằng con chinh chiến nơi vùng xa xôi, chưa kịp về thăm mẹ. Bất chợt anh phát hiện những bóng người lom khom bên bờ suối. Chập chờn ẩn hiện. Một người, hai người rồi cả nhóm trên tay cầm súng! Thanh đoán biết chắc họ là những quân địch, lính của phe Khmer Đỏ hay bộ đội Việt Nam. Nghĩ vậy, Thanh bò nhẹ ra khỏi chòi canh, vội vả đi về báo tin cho ban chỉ huy sẳn sàng ứng chiến.
Khoảnh khắc sau, tất cả chiến hữu được báo động và xuống giao thông hào trực chiến! Căn cứ bao trùm một màn đêm dày đặc và âm u! Chú Sáu Danh khuôn mặt hiện lên nỗi lo âu, đi từng tiểu tổ động viên tinh thần anh em binh sĩ. Đoạn chú ghé lại công sự của Thanh hỏi chuyện:
- Em thấy bọn họ đông người không?
- Họ xuất hiện bên kia bờ suối, em thấy được là 4 người.
- Vũ khí loại gì? AK hay loại súng cá nhân khác?
Thanh cố nhớ lại rồi nhẹ giọng đáp:
- Hình như là AK !! Vì em chỉ nhìn thấy được băng đạn hình cong chữ C....
Sáu Danh thở dài rồi nói:
- Có thể là lực lượng Khmer Đỏ của Polpot!
Theo kinh nghiệm xông pha nhiều năm chiến trường, Sáu Danh phân tích:
- Nhưng cho dù lực lượng nào đi nữa thì chúng ta bây giờ cũng ở tư thế phòng thủ. Theo như anh suy đoán, đêm nay bọn họ chỉ bao vây chúng ta và chờ trời sáng mới có hành động. Nếu là lực lượng của Khmer Đỏ thì chúng ta thừa sức chiến đấu. Chỉ e ngại họ là bộ đội của Cộng sản Việt Nam!
Nghe chú Sáu Danh nói trong nỗi lo lắng, Thanh chia sẻ với người chỉ huy:
- Chúng ta thử liên lạc với lực lượng bạn xem thế nào.
- Đây cũng là cách tạo thêm sức mạnh tiếp viện chúng ta khi cuộc chiến xảy ra. Nhưng làm cách nào để liên lạc với họ! Xưa nay họ đến với chúng ta trong quan hệ trao đổi "kinh tế". Vả lại, hệ thống truyền tin của chúng ta đã bị hư hỏng rồi!
Nói xong, chú Sáu Danh đứng lên, đi trở về công sự của chú.Trời bắt đầu nổi gió mạnh! Tiếng lá cây chạm vào nhau tạo thành âm thanh nghe xào xạc. Những cây lau sậy bên hầm công sự lắc lư rồi thỉnh thoảng quặp cong xuống đất khi cơn gió mạnh thổi qua. Bopha ngồi bên cạnh Thanh im lìm. Hình như cô ta đang lo âu trong lòng. Thanh kề tai Bopha, thì thầm hỏi:
- Em đang sợ hả?
- Dạ!
- Còn anh?
- Anh là người lính chiến Việt Nam Cộng Hòa, trải qua bao nhiêu lửa đạn chiến trường, đối diện với tử thần nhiều lần, anh chưa bao giờ biết sợ!
Bopha ngừng giây phút rồi thỏ thẻ:
- Bây giờ em mới biết anh là người lính Việt Nam Cộng Hòa bất khuất, không chịu đầu hàng cộng sản! Bấy lâu nay em tưởng các anh là bộ đội Việt Nam. Đêm nay có anh bên cạnh thì em cũng bớt sợ sệt rồi! Nếu có chết chung bên người em yêu thích cũng mãn nguyện!
Nghe Bopha đột nhiên bày tỏ tình cảm, Thanh không nói gì với Bopha, trong lòng anh hiện giờ không nghĩ gì tới yêu đương trai gái nữa. Toàn tâm trí của anh bây giờ chỉ tập trung vào những nghĩ suy làm thế nào để có thể đối phó với kẻ thù và bảo toàn được căn cứ, một khi có xảy ra cuộc chiến!
Đêm đã dần khuya! Những cụm mây chuyển mưa dày đặc che kín bầu trời tối đen như mực, không cho một vì sao nào ẩn hiện trong khoảng trời rộng bao la! Thỉnh thoảng vài tiếng chim cú kêu đêm như báo hiệu điềm xấu sắp xảy đến cho căn cứ! Nhìn bóng đêm sâu thẳm phủ trùm, làm cho Thanh nhớ về vùng trời ngày đó ở quê nhà, trong một lần hành quân vào mật khu Việt Cộng nơi vùng đất cuối cùng của tổ quốc Việt Nam: U Minh Hạ. Đó là lần hành quân nơi khu rừng đước Năm Căn, đơn vị Thủy Quân Lục Chiến của anh tăng phái cho chiến dịch bình định mật khu U Minh Hạ của Việt Cộng. Chiến dịch có tên là Sóng Tình Thương do Thủy Quân Lục Chiến phối hợp hành quân với bộ tư lịnh vùng 5 Duyên Hải đóng tại Năm Căn. Những đêm đó, các toán Trinh Sát của Thủy Quân Lục Chiến đã đột nhập vào những mật khu của huyện ủy Năm Căn và tiêu diệt hầu hết các cơ sở của Việt Cộng. Thanh đang thả hồn hoài niệm về ngày tháng chiến chinh trên quê hương, chú Sáu Danh bất chợt đến ngồi xuống bên cạnh Thanh:
- Em và anh là hai người lính chiến khác nhau binh chủng: Em là Thủy Quân Lục Chiến, anh là Nghĩa Quân... Nhưng chúng ta lại có cơ duyên gặp nhau nơi cái dũng của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa: Không đầu hàng cộng sản!
Nói xong, chú sáu Danh vổ nhẹ vào vai Thanh tỏ lời thân tình:
- Anh rất vinh hạnh có được người chiến hữu như em! Mai sau nầy có mệnh hệ gì thì anh vẫn mang trong lòng kỷ niệm những ngày tháng chúng ta bên nhau nơi vùng biên giới nầy!
- Em cũng vậy!
Trời gần sáng, sương đêm còn trắng xóa một vùng. Bổng từ khoảng cách chừng vài chục mét, tiếng súng lệnh phát ra, rồi tiếp theo là hằng loạt tiếng súng B40, cối 82 thi nhau bắn vào căn cứ. Nhưng vì có lệnh tiết kiệm đạn dược nên đơn vị áp dụng chiến thuật: Mỗi viên đạn là một tên địch. Vì thế đơn vị chỉ chờ cho kẻ địch xung phong mới phản công và tiêu diệt. Sau vài lần tấn công, quân Khmer Đỏ đã tổn thất nặng nề, bỏ lại trận địa ba xác chết mà không chiếm được căn cứ nên họ chuyển qua thế án binh bất động và lập vòng vây bao quanh, nhằm phong tỏa nguồn tiếp viện cho căn cứ!
Hôm nay bầu trời mây đen vần vũ một vùng! Quang cảnh núi rừng biên giới đượm màu tang thương của thần chết! Bên trong căn trại, ban chỉ huy họp khẩn bàn phương hướng tác chiến. Biết khó có thể cầm cự được với địch lâu dài, chú sáu Danh nói trong nỗi buồn:
- Các anh em đã cùng với tôi xông pha sương gió nơi biên thùy hơn ba năm nay! Chúng ta là những người thể hiện lòng trung nghĩa vẹn toàn với chính thể Việt Nam Cộng Hòa và tận trung với tổ quốc Việt Nam! Đến lúc chúng ta phải chia tay.....
Đến đây chú Sáu Danh nghẹn ngào, dừng lại giây phút vì cảm động rồi nói tiếp:
- Trong tình thế hiện tại: Lương thực cạn kiệt, đạn dược chúng ta đã gần hết, chỉ còn đủ để phá vòng vây của địch! Anh quyết định tối nay chúng ta mở vòng vây rời căn cứ! Các em về tiểu tổ truyền lệnh lại với thuộc cấp về quyết định của anh. Cho anh gởi những lời chân tình cám ơn các chiến hữu đã cùng với anh xông pha những ngày tháng gian nan khổ cực nơi biên giới Thái Miên!
Bốn anh em chúng tôi cũng cảm động, không nói nên lời! Chúng tôi lặng lẻ chia tay nhau, rời khỏi ban chỉ huy trong nỗi buồn phân ly sắp đến! Thanh vừa về đến công sự, Bopha tỏ vẻ vui mừng chạy tới ôm Thanh giống như một người xa gia đình bấy lâu nay mới trở về nhà. Nhìn cử chỉ vui mừng của Bopha, Thanh khẻ hỏi:
- Em ăn gì chưa?
- Em chờ anh ăn chung! Khoai mì của nhà bếp phân phát cho chúng ta sáng nay.
- Bopha ăn đi! Anh chưa có cảm giác đói!
Thanh ngồi nơi cửa hầm công sự, đưa mắt nhìn bâng quơ vào khoảng không gian phía trước, thả hồn theo nỗi buồn vô định! Đoạn Thanh nói khẻ với Bopha:
- Chúng ta sẽ đối diện với một cuộc đào thoát khỏi căn cứ tối nay, thập tử nhất sanh! Anh giao trách nhiệm cho em mang theo lương thực để ăn dọc đường...
Nghe Thanh nhắc đến lương thực, Bopha trố mắt hỏi:
- Lương thực gì?
- Khoai mì và củ sắn! Một lát nữa mấy anh em nhà bếp sẽ đến đây phân phát thêm cho chúng ta.
- Bao nhiêu kilogram?
- Nhóm của chúng ta có bốn người: Anh, em và hai nữ y tá của trại. Khẩu phần chỉ đủ cho bốn người ăn đở đói trong thời hạn dự đoán ba ngày đường đi đến địa phận Thái Lan!
Bopha không nói gì thêm, cô cúi mặt như đang suy nghĩ! Một lát sau Bopha thở dài, nhìn Thanh khẻ hỏi:
- Nếu trên đường đào thoát, một trong hai chúng ta vĩnh viễn nằm lại nơi vùng biên giới, người còn lại trên cỏi đời, ngày sau sẽ ra sao, có còn nhớ nhau không hả anh?
- Em suy nghĩ vớ vẩn!
- Em nói theo cảm nghĩ từ đáy lòng của em mà!
Thanh mĩm cười, đưa tay xoa nhẹ đầu Bopha, nói đùa:
- Vậy thì bây giờ chỉ có hai chúng ta nơi hầm công sự, em trao cho anh tình yêu đi? Kể từ đây, em là vợ của anh và chúng ta thề nguyện chung thủy suốt đời với nhau?
Bopha đáp ngay:
- Em cho anh tất cả!
Hai người đang ghì chặt vào nhau thì có tiếng gọi nhỏ trước cửa hầm:
- Anh Thanh ơi! Tụi em được ban chỉ huy phân công tác chung với tổ của anh đêm nay....
Thanh bước lên khỏi hầm khẻ chào hai người nữ y tá và giới thiệu Bopha:
- Chào Yến và Linh.... Đây là cô Bopha, đặc trách về ẩm thực cho tổ chúng ta!
Bopha gật đầu chào hai nữ y tá. Yến nhìn Thanh rồi nói trêu:
- Một mình anh Thanh chịu nổi ba người phụ nữ của tụi em đêm nay không hả?..
- Dư sức! Anh đã bao năm rồi chưa gần gũi với đàn bà!
Bốn người ngồi trước cửa hầm công sự, dưới mái che làm bằng cỏ tranh đan vào nhau tạo thành một không gian riêng biệt nhỏ xinh và thơ mộng, họ trò chuyện về quá khứ của mỗi người. Bopha và Linh im lìm ít nói. Yến thì nói nhiều, cô kể về những kỷ niệm thời còn học sinh ở quê nhà:
- Vào năm 1975, em đang học lớp 10. Biến cố 30/4/1975 ập đến và gia đình em bị xếp vào loại Ngụy quyền! Ba em bị bắt đi học tập cải tạo và em thì được người chú đem về nuôi dưỡng. Khi chú tham gia kháng chiến, chú dẫn em theo tổ chức của chú, lặn lội núi rừng cho đến ngày nay...
- Em là cháu của chú Sáu Danh hả?
- Dạ!
Yến đưa bàn tay vỗ vào vai Linh, giới thiệu:
- Linh là con gái của chú Sáu.
- Oh! Hôm nay anh mới biết hai em có quan hệ ruột thịt với chú Sáu Danh. Đúng là: Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh! Phụ nữ như hai em thật không hổ thẹn cho dòng máu Trưng Triệu.
Trời mùa thu, cơn mưa chiều cuối mùa đến trong khoảnh khắc làm cho núi rừng biên giới nhuộm trắng bởi nước mưa giăng mắc bầu trời và vướng đọng lại trên lá cây, phản chiếu ánh nắng tà dương yếu ớt của ngày tàn! Đêm bắt đầu buông phủ! Thế là chỉ còn chừng hơn năm giờ nữa là mật lệnh được thi hành! Thanh cúi mặt suy nghĩ về giờ khắc đó. Trong lòng của Thanh bây giờ dâng lên những nỗi âu lo về cuộc thoát vòng vây của Khmer Đỏ! Thanh đang băn khoăn lo nghĩ, chợt Bopha khẻ hỏi:
- Bao giờ chúng ta khởi hành hả anh?
Thanh lúc nầy không còn giữ bí mật với mọi người trong tổ nữa, anh đáp nhỏ:
- Mười hai giờ đêm!
Yến nghe Thanh báo cho biết thời điểm khởi hành, cô xen vào:
- Thời điểm nầy bọn Polpot chắc say giấc ngủ...
Trời đã khuya, sương đêm lành lạnh phủ trùm núi rừng! Từng toán quân lặng lẻ nối tiếp nhau rời căn cứ. Toán của Thanh theo sau các toán khác của Tấn và Bo. Dẫn đầu là toán của thiếu úy Hoàng với sáu tay súng thiện chiến. Sáu tay súng nầy đã một thời khét tiếng đánh điểm vào mật khu của cộng sản nơi vùng trời Châu Đốc, và những chiến sĩ nầy cũng là những thuộc hạ trung thành của chú Sáu Danh trước ngày cộng sản cưỡng chiếm Miền Nam. Thiếu úy Hoàng nguyên là trung đội trưởng trinh sát của tiểu đoàn Trâu Điên, rất có kinh nghiệm cận chiến. Đoàn quân chui theo con đường bí mật rời khỏi căn cứ! Họ băng rừng ngắm hướng sao trời mà đi. Thanh căn cứ vào thời lượng từ lúc bắt đầu khởi hành, anh đoán được đơn vị đã thoát khỏi vòng vây Khmer Đỏ. Thanh vừa đi vừa quay lại nói thì thào vào tai Bopha:
- Chúng ta đã an toàn thoát khỏi vòng vây của bọn Khmer Đỏ rồi!
Bopha thở phào rồi nói:
- Cám ơn thượng đế!
Đoạn Thanh đưa mắt thật sát vào cổ tay xem đồng hồ:
- Thời điểm lúc nầy là hai giờ khuya! Chúng ta đi được quãng đường hơn bốn cây số !
Trời núi rừng càng khuya càng lạnh! Nhờ cơn mưa chiều đã làm cho bầu trời quang đảng nên vầng trăng khuyết cuối mùa tỏa xuống ánh sáng rực rở soi đường cho đoàn quân bước đi. Nhìn cảnh trăng thơ mộng, Thanh nhớ về những ngày tháng hành quân đêm thời chinh chiến ở quê nhà! Cũng một đêm trăng mờ nơi rừng đước Năm Căn, Thanh cùng với những chiến sĩ Thủy Quân Lục Chiến đột nhập vào mật khu U Minh Hạ của cộng sản! Mới đây mà thời gian trôi qua đã gần sáu năm rồi, trôi nhanh như bóng câu qua cửa sổ! Kỷ niệm đêm trăng hành quân ngày xưa bổng nhiên rạo rực sống lại trong lòng Thanh, mãnh liệt vô ngần!!!
Thanh vừa đi vừa hồi tưởng! Bổng hai tiếng nổ vang vội phía trước làm ngưng dòng suy nghĩ. Thanh thốt lên:
- Mìn! Mìn! Chúng ta đã đi vào bãi mìn của Polpot!
Thanh quay lại phía sau ra lệnh:
- Y tá chuẩn bị sẳn sàng cứu thương !
Lập tức Yến và Linh cùng với Thanh chạy nhanh về phía trước. Toán binh sĩ đi đầu đã vướng phải mìn của Polpot làm tử thương hai người và chú Sáu Danh bị thương rất nặng nơi vùng bụng, thiếu úy Hoàng bị thương nhẹ nơi đùi.. Thanh vừa phụ giúp y tá băng bó vết thương cho chú Sáu vừa hỏi sức khỏe để không cho người bị thương rơi vào tình trạng hôn mê. Linh nhìn vết thương của cha chảy máu quá nhiều, cô sợ nguy hiểm đến tính mạng, cô khóc thút thít. Thanh nói trấn an Linh:
- Chú Sáu không sao đâu Linh à! Chú có trời phù hộ!
Mọi người dừng chân lại chờ nghiên cứu địa hình. Trung sĩ Tấn vốn là chiến sĩ có kinh nghiệm về những thế trận gài mìn, lựu đạn.... Anh lên tiếng đề nghị:
- Chúng ta tạm dừng quân nơi đây, chờ ban ngày đến chúng ta mới nhìn thấy được những khu vực nào bọn chúng cài mìn để chúng ta tránh né và đổi hướng đi!
Linh ngồi bên cạnh chú Sáu suốt từ nảy giờ, cô cho ba uống thuốc đau nhức và cầm máu. Trong đêm khuya tĩnh mịch núi rừng, tiếng rên đau nhức của chú Sáu lúc ban đầu nghe rỏ, rồi dần dà yếu ớt theo nhịp thở! Bất chợt, chú Sáu đưa bàn tay lên ra dấu hiệu chú muốn nói lời nhắn nhủ với Thanh. Linh hiểu ý cha và gọi Thanh đến. Chú sáu nói với Thanh những lời như trăn trối lại với người thuộc hạ trung thành:
- Anh không thể tiếp tục cùng với các anh em chiến đấu! Em là người bấy lâu nay trong lòng anh tín cẩn nhất. Anh có mệnh hệ gì thì em chăm sóc con Linh dùm anh và chỉ huy thế anh để đưa đơn vị đến Thái Lan xin tỵ nạn chính trị!
Nghe ba trăn trối, Linh khóc thành tiếng:
- Ba ơi! Ba đừng bỏ con và đồng đội!
- Không! Ba vẫn ở bên con và anh em...
Thanh cúi mặt, mắt ứa lệ! Anh nói trong nghẹn ngào:
- Anh sáu ơi! Đừng bỏ tụi em! Anh cố gắng lên! Chúng ta sắp qua biên giới Thái-Miên rồi!
- Chắc anh không thể cùng với đồng đội đến được Thái Lan!
Chú sáu Danh nắm lấy bàn tay của Thanh nói trong giọng yếu ớt, hụt hơi:
- Nếu anh ra đi đêm nay thì em chôn anh và hai đồng đội cùng chung một huyệt mộ! Em dùng đá làm nấm mồ để sau nầy có dịp thì con Linh sẽ đến đây thăm anh! Em hứa với anh một điều là em chăm sóc con Linh dùm anh nha!
- Dạ! Em hứa với anh!
Nói lời trăn trối xong, nhip thở chú sáu Danh yếu dần và chú đã ra đi trong lặng lẽ giữa núi rừng cô quạnh! Khi nhịp tim ngừng đập mà đôi mắt của chú vẫn còn mở, Thanh lấy bàn tay vuốt mắt chú Sáu và khấn nguyện:
- Anh yên tâm về bên kia thế giới! Một thế giới chắc không có hận thù! Em hứa thực hiện những điều anh giao trách nhiệm cho em, nhất là chăm sóc em Linh.
Rồi Thanh đến ôm Linh vào lòng, anh vừa khóc sụt sùi vừa nói:
- Anh mãi mãi bên cạnh em!
Đêm nay nơi núi rừng biên giới đượm màu tang thương! Linh ngồi bên cạnh xác cha, cô khóc thút thít và kể lể về công lao cha mình. Thanh cùng với Tấn và Bo hì hục đào huyệt mộ. Vì đất rừng chằng chịt rể cây, những chiếc xẻng nhà binh bé nhỏ không đủ bén để chặt đứt rể cây nên Thanh và hai đồng đội phải vất vả lắm mới đào xong huyệt mộ sâu chừng một thước và vừa đủ cho ba người nằm sát nhau. Thi thể chú sáu Danh được gói trong chiếc poncho duy nhất của Thanh còn giữ lại khi giã từ cuộc chiến! Hùng và Cường, thi thể được bó bằng những cỏ tranh bện vào nhau như chiếc chiếu! Khi tẩn liệm xong, bốn người tổ trưởng của đơn vị đến quì xuống bên cạnh đồng đội làm dấu hiệu tiễn đưa lần cuối! Thanh quỳ dưới chân ba thi thể, đưa tay lên làm dấu hiệu chào nhà binh:
- Ngàn thu vĩnh biệt chú Sáu và hai chiến hữu!
Buổi sáng đến trong bầu không khí buồn bả, âm u vắng lặng của rừng núi! Trung sĩ Tấn cùng với đồng đội đi quan sát địa hình khu vực bãi mìn của bọn Polpot. Theo nhận xét và kinh nghiệm của những người dân Miên đi theo trong đoàn, đây là khu vực tranh giành quyền kiểm soát của ba nhóm vũ trang: Lực lượng Para, lính Polpot và bộ đội cộng sản Việt Nam. Riêng lực lượng Para, là một nhóm vũ trang ô hợp của lính Miên, quân số chừng hơn bốn trăm người, chuyên đi truy bắt những người buôn lậu cướp hàng hóa hay người vượt biên qua Thái Lan để trao đổi gạo và thực phẩm với cao ủy Liên Hiệp Quốc đặc trách tỵ nạn.Từ khu vực nầy đến trại Panatnikhom không còn bao xa nữa! Nếu chúng ta vượt qua được những chốt kiểm soát của các lực lượng thì xem như chúng ta an toàn đến Thái Lan. Ngược lại, để chúng bắt được thì phụ nữa sẽ bị chúng hãm hiếp và đàn ông thì bị cướp vàng bạc châu báu và sau đó chúng giết chết để bịt miệng! Thanh nghe lão Tangsaré người Miên kể về tình hình địa phương, anh họp những tổ trưởng để bàn kế hoạch sắp đến. Sau những ý kiến đưa ra bàn bạc, tất cả chọn kế hoạch đi theo con đường thuộc địa phận của Polpot kiểm soát. Bởi vì bọn Polpot trong thời gian qua đã bị cộng sản Việt Nam làm suy yếu, nếu có chạm súng với Polpot thì đơn vị của chúng ta có thể kháng cự và chiến thắng để qua được biên giới Thái Lan....
Bây giờ vết thương nơi đùi của thiếu úy Hoàng bị nhiểm trùng, gây cho anh bị sốt cao! Thanh khẻ hỏi Yến:
- Chúng ta còn thuốc tẩy trùng vết thương không?
- Không còn!
Bopha xen vào:
- Chờ em một tí!
Nói xong, Bopha đi tìm những lá cây rừng. Một lát sau cô trở về với nắm lá cây trong tay, Bopha bỏ vào miệng nhai rồi đắp lên chỗ vết thương của Hoàng. Bopha mĩm cười duyên dáng, khẻ bảo:
- Bài thuốc gia truyền nầy hay lắm! Khử trùng hữu hiệu, ngăn chận vết thương không bị làm mủ.
Vết thương của Hoàng được đắp lá cây rừng tẩy trùng. Chừng hơn một giờ sau, thiếu úy Hoàng trở lại báo tin với Thanh:
- Tao đã giảm sốt rồi! Bài thuốc thiên nhiên rất hay! Chúng ta may mắn có cô y sĩ Bopha đi cùng.
- Bopha là dân Miên đi lạc vào căn cứ mình. Cô được chú sáu ra lệnh thả, nhưng Bopha tình nguyện theo đơn vị chúng ta làm hỏa đầu quân.....
- Wow! Đơn vị ta có Bopha làm hỏa đầu quân kiêm đông y sĩ tài giỏi.
Màn đêm buông phủ. Mọi người bắt đầu đi. Bóng tôi dầy đặc bám trên mặt đất, che dấu lối đi nên thỉnh thoảng Linh vấp chân vào gốc cây, suýt bị té ngã! Thanh đi bên cạnh đưa tay nắm lấy bàn tay Linh dìu cô đi. Bàn tay Linh mềm mại, truyền cho Thanh một cảm giác ấm áp lạ thường! Lòng anh hồi hộp khó tả. Hình như tim anh bắt đầu run động cho một cảm giác yêu đương chợt đến!
Đoàn quân vẫn đi lặng lẻ suốt đêm! Họ đã vượt qua một đoạn đường dài hiểm trở với rừng thiêng nước độc. Trời gần sáng, nghe từ xa vọng lại, mỗi lúc rỏ dần, hình như có tiếng người lao xao... Thanh ra lệnh cho mọi người dừng lại và nhờ trung sĩ Tấn đi trinh sát tình hình. Lão già Tangsaré trước đây là thổ địa của vùng nầy, hắn nói một tràng tiếng Miên rồi Bopha dịch lại:
- Tangsaré nói: " Phía trước là con đường mòn chạy xuyên qua biên giới Thái-Miên, trục lộ giao thương để cho những người buôn lậu chuyển hàng hóa. Ngày tôi còn đi buôn lậu thuốc lá, vải vóc, tôi có đi xe bò vài lần trên con đường nầy...."
Nghe lão Tangsaré trình bày địa hình xung quanh đây, Thanh vui mừng vì có được một người thổ địa chỉ đường. Thanh nhờ Bopha dịch lại những ý của Thanh cho hắn biết:
- Bopha! Em hỏi hắn cho ý kiến: "Hắn có cách nào để vượt qua trạm kiểm soát an toàn không?..."
Bopha và lão Tangsaré bàn luận một lúc rồi cô quay sang Thanh, chuyển lời qua Việt ngữ:
* Cách thứ nhất: Nếu chúng ta có tiền, vàng bạc thì chúng ta cử người đến gặp họ thương lượng điều kiện qua trạm.
* Cách thứ hai: Chúng ta đi ven theo trục lộ nầy, chờ đêm xuống và vượt trạm kiểm soát. Nhưng cách thứ hai rất nguy hiểm vì khu vực xung quanh trạm kiểm soát, bọn Polpot đã gài rất nhiều bãi mìn. Nếu chúng ta chọn cách nầy thì phải cho người băng rừng đi mở đường, rồi sau đó chúng ta mới đi theo lối đi của họ, vượt qua trạm kiểm soát!
Thanh cúi mặt suy nghĩ rồi nhìn thiếu úy Hoàng, Tấn và Bo, tham khảo ý kiến:
- Xin các anh em góp ý!
Trung sĩ Tấn đáp nhanh:
- Chọn cách thứ hai, bởi vì chúng ta không có tiền vàng để hối lộ!
Thiếu úy Hoàng gật đầu đồng ý với Tấn:
- Chúng ta cử vài anh em đi dọ thám hoat động của trạm kiểm soát! Nếu lực lưọng của Polpot ít thì chúng ta chờ đêm xuống rồi đánh úp họ. Khi chiếm được trạm kiểm soát cũng là một lợi thế cho đơn vị chúng ta về mặt nước uống và thực phẩm để chúng ta tạm thời tiêu dùng khi chưa vượt qua biên giới Thái Lan.
Lão già Tangsaré cũng tán thành ý kiến của thiếu úy Hoàng, lão góp ý thêm:
- Phương tiện chuyên chở hàng hóa của trên con đường nầy từ trước đến nay chỉ có duy nhất là xe bò của dân buôn lậu, không có xe cơ giới hoạt động. Chúng ta chỉ cần vượt qua được đoạn đường chừng 3 Km từ trạm kiểm soát thì chúng ta đã vào hẳn địa phận Thái Lan và bọn Polpot dù có đuổi theo kịp chúng ta thì bọn họ cũng không dám vào lãnh địa của Thái!
Thanh tự nảy giờ ngồi im lặng lắng nghe bàn kế hoạch, anh xen vào:
- Chúng ta phải tương kế tựu kế! Chúng ta có thể giả dạng làm dân buôn lậu! Vũ khí dấu trong xe bò, đến khi bọn Polpot đến kiểm soát xe bò thì chúng ta hành động.
Lão già Tangsare hiến kế thêm:
- Đúng! Chỉ có cách duy nhất là chúng ta phải cướp xe bò của đoàn người buôn lậu! Sau đó, bắt họ đi theo đoàn với chúng ta. Họ vừa làm con tin vừa có thực phẩm và nước uống cho chúng ta tiêu dùng tạm thời.
Thanh hỏi lão già Tangsaré để thẩm định tình hình:
- Dân buôn lậu bao lâu mới có chuyến?
- Thông thường ngày xưa thì mỗi tuần có vài nhóm buôn lậu đi trên đường nầy... Họ đưa người tỵ nạn cộng sản vượt biên qua Thái rồi từ Thái họ mua thuốc lá, vải vóc và xe gắn máy đem về Miên...
- Họ không bị bọn Polpot bắt giữ sao?
Lão già Tangsaré đã có thời theo đoàn dân buôn lậu nên hắn biết rỏ về cách giao dịch giữa dân buôn và Polpot, hắn cười mĩm trả lời:
- Đa số dân buôn và mấy ông lớn của Polpot đều có ăn chia với nhau! Và dân buôn lậu cũng là nguồn cung cấp lương khô, thuốc men, quần áo cho bọn Polpot. Nếu không có dân buôn lậu thì tàn quân Polpot không còn tồn tại tới bây giờ. Vì lẽ đó mà Polpot rất cần dân buôn lậu để sống còn!
Thanh nghe lão Tangsaré nói về những liên hệ dịch vụ giữa dân buôn và Polpot, anh lóe lên trong đầu một kế hoạch vẹn toàn để vượt qua trạm kiểm soát của Polpot. Thanh họp mật với các tổ trưởng triển khai kế hoạch hành động, anh nói trong thân tình chiến hữu:
- Tôi đã hứa với chú sáu, nhận trách nhiệm đưa đơn vị chúng ta đến bến bờ tự do Thái Lan. Tôi nghe qua những điều mà Tangsaré đã kể, tôi quyết định chọn mười anh em cùng với tôi, ngài mai phục kích dọc theo trục lộ, chờ nhóm người buôn lậu đi ngang qua, chúng ta cướp những chiếc xe bò và bắt họ làm con tin. Sau khi chúng ta vượt qua được trạm kiểm soát, chúng ta giao trả lại xe và thả người...
Thanh cúi mặt, thở dài nói tiếp:
- Nếu rủi ro thất bại và tôi có mệnh hệ gì thì thiếu úy Hoàng thay thế tôi để hướng dẫn anh em!
Trung sĩ Tấn xen vào:
- Anh Thanh được chú Sáu giao trọng trách hướng dẫn đơn vị chúng ta đến Thái Lan như tâm nguyện của chú lúc sinh thời. Thiếu úy Hoàng thì đang bị thương, ban chỉ huy còn lại em và Bo!Trách nhiệm ngày mai đi phục kích, em tình nguyện!..
Vừa nghe trung sĩ Tấn nói, Bo cũng xin đi theo:
- Cho em đi cùng với anh Tấn, hai người có kinh nghiêm chiến đấu thì cũng dể thành công hơn. Những chiến sĩ trong tổ của em đều có kinh nghiệm chiến trường...
Thanh nghe hai đồng đội tình nguyện đi đánh chiếm trạm kiểm soát, anh cảm động nói:
- Cầu xin hương linh chú sáu phù hộ hai em hoàn thành nhiệm vụ!
Ngày trôi đi trong vắng lặng của núi rừng biên giới! Những căn chòi dã chiến lợp bằng cỏ tranh, ẩn mình dưới tàng cây cổ thụ, mái tranh đã ngã màu héo úa! Nắng chiều tàn phai rất nhanh vì những cụm mây xám bay ngang che khuất mặt trời. Thanh ngồi dưới mái tranh, cố ăn miếng khoai mì đã khô khốc mà Bopha mang theo mấy ngày đường. Thanh suy nghĩ cho trận chiến ngày mai. Đồng đội anh rồi đây ai còn ai mất! Thỉnh thoảng anh đưa mắt nhìn ba người nữ đồng đội rồi thở dài: Thương cho thân gái dặm trường sương gió! Thanh định đứng dậy lấy nước uống, Linh phía sau vừa đưa chiếc bidong nước cho anh vừa khẻ nói:
- Anh uống nước!
- Cám ơn em!
Linh ngồi xuống bên cạnh Thanh thỏ thẻ hỏi:
- Chúng ta bao giờ mới được đến Thái Lan hả anh?
Thanh trả lời vấn an:
- Chắc không còn bao lâu! Mình chờ tin của trung sĩ Tấn đi trinh sát trạm kiểm soát của Polpot, chú ấy trở về mới quyết định được kế hoạch sắp đến!
- Vậy hả!
Linh nhìn Thanh với đôi mắt dịu buồn, cô trải lòng với Thanh:
- Ngày xưa khi còn đi học, những ngày gần Tết, học sinh chúng em thường được thầy cô hướng dẫn viết những lá thư xuân gởi ra chiến trường cho các anh lính chiến! Mới thoáng qua mà đã hơn bốn năm rồi! Thời gian tàn nhẩn quá, bỏ lại sau lưng đời người chập chùng những đau thương dĩ vãng. Ba đã mất! Mẹ và em trai bây giờ không biết cuộc sống ra sao ở quê nhà!
Nói đến đây, Linh rơm rớm nước mắt, cô hỏi Thanh:
- Gia cảnh ngày xưa của anh thế nào, lâu nay em chưa có dịp để tìm hiểu?
Thanh quay sang nhìn Linh rồi khẻ đáp:
- Anh là Cô Nhi Tử Sĩ! Cha và mẹ chết trong chiến tranh, từ lúc anh mới lên ba tuổi! Anh chỉ biết mặt cha mẹ nhìn qua di ảnh trên bàn thờ! Nghe bà cô Tư của anh kể lại, anh giống cha anh như khuôn đúc... Hi hi! Hi hi!
- Nếu anh giống ba thì ngày xưa ba anh đẹp trai lắm đó!
- Chắc là vậy!
Linh nhìn chăm vào Thanh, hỏi thăm về đời tư:
- Anh có người yêu chưa?
Thanh mĩm cười, e thẹn đáp:
- Chưa có mảnh tình nào vắt vai! Con tim còn trinh nguyên như trang giấy trắng học trò. Em tin không?
- Dạ! Em tin lời anh nói!
Rồi Thanh hồi tưởng, kể cho Linh nghe đời mình:
- Khi anh lên sáu tuổi, cô Tư đưa anh vào học trường Quốc Gia Nghĩa Tử. Đến khi đúng tuổi thi hành quân dịch, anh nhập ngũ vào trường võ bị Đà-Lạt, đào tạo sĩ quan hiện dịch của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Làm lính chiến hơn được tuổi quân, chưa bạc màu áo trận thì xảy ra biến cố: Tháng tư gãy súng !!!!
- Cơ duyên nào anh gia nhập vào tổ chức kháng chiến chống cộng sản Việt Nam của ba em?
Nghe Linh nhắc về chú sáu Danh, Thanh ngậm ngùi kể:
- Anh và ba của em trở thành chiến hữu với nhau bắt nguồn từ chữ Dũng của người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa! Nhớ lại thời gian đó, anh rời đơn vị vào chiều ngày 30/4/1975. Anh vội lái xe Honda với thằng bạn về Châu Đốc tìm người yêu, nhưng gia đình của cô ta đã theo đoàn tàu Hải Quân di tản! Thế là anh không gặp được cô ta. Đêm đến, anh ở nhờ nhà người bạn là lính nghĩa quân của chú sáu Danh. Từ đêm đó anh theo số anh em trong đại đội CHD cùng với ba em vào vùng kháng chiến...
- Em nhớ rồi! Đêm ấy em thấy thoáng qua anh. Trông anh thư sinh và đẹp trai lắm!
- Rồi hôm nay?
- Có lẽ anh đã trải qua những tháng năm dày dạng gió sương và dãi dầu phong trần cát bụi nên nhìn khuôn mặt anh có nét khắc khổ. Thời gian tàn nhẩn và vô tình lắm hả anh!
Linh nhìn Thanh với đôi mắt buồn và hỏi:
- Anh trông em thế nào?
- Vì chưa gặp em trưóc kia nên không có sự so sánh! Nhưng bây giờ trông em có nét duyên dáng của cô gái núi rừng.
- Anh so sánh em với sơn nữ! Hihihihi...
- Nếu là sơn nữ mà có nét đẹp tự nhiên thì hơn hẳn người con gái trang điểm qua son phấn!
Linh cuối mặt thỏ thẻ:
- Vậy hả anh!
Ngừng suy nghĩ giây lát rồi Linh hỏi tiếp:
- Bây giờ anh còn nhớ về cô gái ở Châu Đốc ngày xưa không?
- Thỉnh thoảng cũng nhớ về kỷ niệm với cô ta chứ! Vì là mối tình đầu của anh.
Thanh quay sang nhìn Linh, thở dài nói:
- Tình chỉ đẹp khi còn dang dở!
Đằng kia, Bopha nảy giờ ngồi lắng nghe hai người nói chuyện có chút tình tứ, cô nổi lòng ganh tỵ đi đến ngồi xuống bên cạnh Thanh, Bopha xen vào nói so bì:
- Chị Linh đẹp nên sẽ có người để ý! Người ta sẽ yêu thầm nhớ trộm phải không chị?
Linh mĩm cười rồi khẻ hỏi sara:
- Ai mà yêu thầm nhớ trộm chị vậy em?
- Người ta đó!
Thanh xen vào làm gián đoạn câu chuyện hai người:
- Trời tối rồi! Mấy em ngủ đi.
Đêm nay Thanh không ngủ, ngồi canh gác một mình trước căn chòi tranh dã chiến. Bên trong, ba người nữ đồng đội đã chìm vào giấc ngủ say. Tiếng ngái ngủ của Bopha phát ra âm thanh đều đều, vang lên trong đêm vắng. Thỉnh thoảng có tiếng chim cú từ xa vọng lại, nghe buồn nảo nuột, như một điềm báo hiệu điều bất lành sẽ đến xung quanh đây! Thanh nhìn vào vùng không gian đêm đen trước mắt, gợi vào tâm trí, làm cho anh nhớ về những ngày tháng trên quê nhà. Ngày đó, những đêm hành quân nơi vùng rừng đước Năm Căn. Cũng vào một đêm không trăng sao, bầu trời đen như mực, Thanh dẫn trung đội của anh cùng với hai trung đội khác, đột kích vào căn cứ địa của huyện ủy Năm Căn, tiêu diệt sào huyệt của địch và tịch thu nhiều chiến lợi phẩm. Giờ đây, Thanh nghe như tiếng súng và tiếng hô xung phong từ ngày xưa vọng về cùng với khẩu lệnh, bất chợt anh thốt lên:
- Xung phong!
Tiếng la lớn của anh làm cho Bopha thức giấc. Bopha nhìn ra bên ngoài thấy Thanh ngồi canh gác một mình, Bopha đến bên Thanh khẻ nói:
- Khuya quá! Em thay thế canh gác cho anh ngủ một chút nha?
- Anh thức đêm quen rồi! Cám ơn em.
- Bây giờ anh là cấp chỉ huy. Anh phải giữ gìn sức khỏe để dẫn dắt đồng đội đến nơi an toàn, theo lời nguyện ước của chú Sáu lúc lâm chung!
Thanh nghe Bopha đề nghị, anh đồng ý:
- Ok.! Em thay canh cho anh vài giờ. Trời cũng gần sáng. Em biết sử dụng súng không?
- Biết chứ! Thời xưa em có tham gia chương trình Quân Sự Học Đường mà, huấn luyện viên vũ khí có dạy cho em cách bắn súng M16...
- Em giữ súng phòng hờ. Khi có phát hiện điều gì thì vào gọi anh.
- Dạ! Tuân lệnh thiếu úy!
Thanh mĩm cười, nói đùa:
- Bây giờ anh là tư lệnh đơn vị, phải gọi anh là thiếu tướng mới đúng cấp bậc chỉ huy.
- Dạ! Tuân lệnh thiếu tướng.
- Hihi! Hihi!...
Trong lòng lâu nay vốn đã có cảm tình với Bopha, Thanh đứng dậy, hôn nhẹ vào má cô và nói:
- Cám ơn em yêu của anh!
Trời tờ mờ sáng, rừng núi còn say giấc ngủ! Những cơn gió mang hơi lạnh sương đêm thổi nhè nhẹ trên ngọn cây rừng, làm những chiếc lá chạm nhau vang lên tiếng xào xạc. Thanh thức dậy, nhìn thấy Bopha ngồi co ro, mắt nhắm lại, lưng dựa vào thân cây. Thanh vội mở ba lô nhà binh ra lấy chiếc khăn quàng, đi đến choàng vào vai cho Bopha. Cô giật mình mở mắt:
- Cám ơn anh! Em đã ngủ quên!
Thanh mĩm cười nói:
- Em canh gác mà ngủ quên như thế là địch quân xâm nhập vào căn cứ lúc nào em cũng không hay!
- Hihihihi!!!!
Bây giờ trời đã sáng hẳn. Vài tia nắng mặt trời cố len lỏi xuyên qua tàng cây, chiếu xuống mặt đất những bóng nắng yếu ớt, đong đưa như ngọn nến trước gió. Trung sĩ Tấn và Bo dẫn theo mười đồng đội đến báo cáo với Thanh thi hành nhiệm vụ. Nhìn thấy những đồng đội áo quần không lành lặn, Thanh cảm động nói trong nghẹn ngào:
- Mong cho hành động lần nầy của chúng ta thành công, để chúng ta vượt qua biên giới đến vùng đất Thái Lan tự do! Nơi đó có những trại tạm cư dành cho người tỵ nạn của Liên Hiệp Quốc giám sát.
Trung sĩ Tấn nhỏ nhẹ trả lời tự tin:
- Đêm hôm qua, em và vài đồng đội có đi trinh sát tình hình trạm kiểm soát. Lực lượng canh giữ ở trạm khoảng chừng một tiểu đội. Với quân số nầy thì tụi em thừa sức đối phó!..
- Tương lai của đồng đội bây giờ nhờ vào em hết.
- Em biết!
Mãi gần đến trưa đoàn người buôn lậu mới đi ngang qua điểm phục kích. Trung sĩ Tấn vẫy tay làm lệnh cho đồng đội ra cản đường và khống chế tất cả đoàn người đi buôn. Lão già Tangsaré nhanh nhẹn nói trấn an đoàn người đi buôn:
- Quí vị an tâm! Chúng tôi không làm điều gì nguy hại cho quí vị đâu! Chúng tôi muốn tháp tùng cùng quí vị trên những chiếc xe bò làm phương tiện chuyên chở người đi qua trạm kiểm soát.
Tangsaré giải thích xong với đoàn người buôn lậu rồi yêu cầu họ giao nạp các tuí xách đựng tiền bạc cho Tấn và Bo kiểm soát. Tấn bảo hai đồng đội chạy nhanh về căn cứ báo tin. Và chẳng mấy chốc, cả đơn vị bốn mươi sáu người tập hợp đầy đủ. Bây cả đơn vị đã giả dạng thành đoàn người đi buôn lậu. Bopha biết nói tiếng Miên nên ngồi trên xe bò dẫn đầu cùng với Linh, Yến, Thanh và vài đồng đội. Tấn và Bo ngồi trên chiếc xe bò kế với các chiến sĩ trong tổ vũ khí. Hoàng, lão già Tangsaré và những người khác thì ngồi trên xe bò áp chót. Số người còn lại của đoàn buôn lậu thì chen chít ngồi trong xe cuối, vẫn còn thừa lại một số người phải chạy bộ theo sau cùng.
Xe bò vừa đến trạm kiểm soát, như đã dự định theo kế hoạch, vừa đến trạm kiểm soát, Bopha nhanh nhẹn nhảy xuống nói với tên gác trạm:
- Hôm nay đoàn chúng tôi có bốn mươi sáu người Việt Nam vượt biên. Các ông muốn giá bao nhiêu để cho họ trả phí qua trạm?
Người lính gác trạm nhìn chăm vào mặt Bopha, hắn hỏi:
- Sao lần nầy người Việt Nam vượt biên giới qua Thái Lan đông thế?
Hắn chau mày rồi nói tiếp:
- Trông cô hơi lạ! Cô đưa người vượt biên theo tuyến đường nầy đã bao nhiêu lần rồi, hình như tôi chưa thấy cô lần nào!
Bopha sợ bị lộ kế hoạch nên đáp nhanh:
- Tôi mới đi lần đầu, thay thế cho mẹ tôi, bà bị bịnh nặng nên tôi phải đi thế.
- Vậy hả!
Hắn định đứng lên đi đến xe bò kiểm tra, Bopha giả bộ mở chiếc xách tay ra lấy vàng, cô nói nhanh:
- Buốn mươi sáu người Việt Nam vượt biên, ông tính bao nhiêu lượng vàng hả?
Nghe đề cập đến vàng, hắn nhoẽn miệng cười và trả lời ngay:
- Bốn mươi sáu lượng! Tính theo mỗi đầu người một lượng.
Vừa đáp lời xong, hắn nói lớn với nhân viên của hắn trong trạm gác:
- Các đồng chí ra kiểm tra con buôn và nhận thực phẩm tiếp tế.
Các đồng chí của hắn nghe theo lệnh và đi đến từng chiếc xe bò để kiểm tra như thường lệ. Họ vừa đi đến xe bò của toán vũ trang thì bị trung sĩ Tấn và đồng đội không chế ngay lập tức, đưa lên xe và bịt miệng họ lại. Ngay lúc đó, Thanh cùng hai chiến sĩ nhảy xuống khống chế tên lính gác ở trạm và lôi hắn lên xe... Bị hành động bất ngờ nên những tên lính Polpot không kịp phản ứng và những chiếc xe bò vội vả vượt qua trạm một cách êm xuôi. Đoàn xe chạy qua trạm chừng hơn ba trăm mét thì nghe tiếng súng báo động bắn lên từ trạm gác. Trung sĩ Tấn lớn tiếng ra lệnh:
- Đánh cho bò chạy nhanh lên! Còn hơn cây số nữa thì chúng ta vượt qua biên giới vào địa phận Thái Lan....
Thanh tiếp lời:
- Toán vũ khí khai hỏa để ngăn chận bước tiến của họ...Còn bao nhiêu đạn thì bắn xả láng.
Hằng loạt tràng M16 vang lên xé tan sự vắng lặng của núi rừng. Những con bò hì hục chạy, thở phì phò kéo những chiếc xe chỡ nặng trĩu người và hàng hóa của dân buôn. Tiếng chân bò nện xuống mặt đường nghe thình thịch, âm thanh vang lên xé tan sự vắng lặng của buổi xế chiều. Bọn lính Polpot nghe tiếng súng bắn trả nên không dám đuổi theo nữa. Thanh điều khiển dây cương cho bò đi chậm lại, dưỡng sức. Bổng bên trong xe, tiếng Yến thốt lên:
-Trời ơi! Máu! Có người bị thương.
Như linh tính có điều gì xảy ra với Bopha, Thanh vội chồm người về phía sau, lớn tiếng hỏi:
- Bopha! Em có sao không?
Vẫn không thấy Bopha trả lời, Thanh bường vào trong xe, đưa hai tay sờ vào người Bopha, Thanh hốt hoảng:
- Máu của Bopha! Bopha đã bị thương nơi vùng ngực...
Linh cởi vội chiếc áo khoác đang mặc trong người, nói với Thanh:
- Anh cột vết thương của Bopha lại, cho máu bớt chảy ra!
Vết thương rất nặng! Viên đạn xuyên thấu từ sau ra trước nên khó cầm máu được! Sara nói với giọng hụt hơi:
- Em mệt lắm anh Thanh ơi! Em khát nước! Em lạnh quá!
Theo kinh nghiện thương binh nơi chiến trường, Thanh biết những triệu chứng nầy là báo hiệu cho người bị thương sắp chết. Thanh áp tai sát vào môi Bopha, hy vọng nghe những lời nói của cô. Nhưng Bopha không nói được điều gì trăn trối! Đôi mắt Bopha nhắm nghiềng lại để rơi những giọt lệ cuối cùng rồi tắt thở! Thanh ôm chầm Bopha vào lòng, khóc nấc lên thành tiếng:
- Bopha! Sao em vội bỏ anh! Em hứa gả cho anh khi chúng ta đến được vùng đất tự do mà! Chúng ta đã đến rồi. Em không giữ lời hứa với anh!
Yến và Linh cũng khóc thút thít! Đoạn Thanh cho bò dừng lại, nhảy vội xuống xe, đến hỏi thăm các đồng đội:
- Mấy anh em có sao không? Bopha đã chết!
Tấn nghe Thanh báo tin buồn, thốt lên:
- Trời! Tội nghiệp cô ấy quá!
Hoàng cũng chạy đến, buông lời thương tiếc:
- Bopha là cô gái dể mến và có kiến thức về Đông Y. Vết thương của tôi cũng nhờ cô ta trị liệu, nếu không thì chân tôi đã bị làm độc.
Tangsaré thấy đoàn xe dừng lại, hắn xuống xe đi vội vả đến nói một tràng tiếng Miên, Thanh nghe tiếng được tiếng không! Nhưng Thanh cũng hiểu được ý của hắn nói:
- ... Chúng ta phải đi thêm một đoạn đường nữa mới được an toàn hẳn. Vùng nầy bọn Polpot có thể vượt qua biên giới và bắn giết chúng ta.
Tất cả lên xe bò và tiếp tục di chuyển. Thanh giao cho đồng đội điều khiển xe, anh vào trong ngồi bên cạnh Bopha, vừa đưa tay vuốt mái tóc cô, vừa khóc kể:
- Bopha ơi! Em còn nhớ ngày mình gặp nhau không! Ngày đó là một buổi sáng sương mù lành lạnh núi rừng! Em đi lạc vào căn cứ, anh hướng khẩu súng về em và bảo em đứng im. Lúc đó, em nhìn anh với đôi mắt diệu hiền như thầm van xin anh tha mạng... Em dể thương lắm mà! Làm sao anh giết được người con gái như em hả Bopha... Rồi hình ảnh em như viên sỏi nhỏ ném xuống mặt hồ khuấy động làn sóng yêu đương của anh, vốn đã êm ả và nguội lạnh theo tháng ngày nơi núi rừng biên giới. Em ơi! Còn gì cảm động hơn khi em mời anh ăn những miếng cơm khô ngào đường mà em mang theo phòng khi đói. Nó ngọt ngào và khởi động tình yêu của chúng ta đó Bopha...
Linh nghe Thanh khóc kể, thương tiếc nhiều Bopha, Linh xoa tay vào bờ vai Thanh:
- Bopha đã chết rồi! Anh hãy để cho linh hồn cô ấy ra đi thanh thản! Đừng làm linh hồn Bopha lưu luyến trần gian, quỷ nha sai đánh đập hồn cô ấy, tội nghiệp lắm!
- Anh biết!
Đoàn xe vẫn âm thầm di chuyển. Một lúc sau Thanh xác định đoàn xe đã hoàn toàn vào địa phận của Thái Lan, anh ra lệnh cho đoàn xe dừng lại nghỉ ngơi và tìm chỗ chôn xác Bopha. Đồng đội xúm lại mỗi người một nhiệm vụ. Tấn và Bo lo việc đào huyệt, Hoàng lấy khăn thấm nước lau sạch những vết máu dính trên người Bopha rồi mặc cho cô chiếc áo khác. Thanh vừa mở chiếc túi đựng quần áo của Bopha, vừa lấy tay chùi nước mắt chảy trên gò má:
- Tội nghiệp Bopha! Em chỉ có hai bộ áo quần mang theo làm hành trang về miền đất lạnh. Huhu! Huhu! Huhu!!!
Đêm bắt đầu buông xuống rừng biên giới. Đêm dầy đặc bóng tối, chạy dài len lỏi qua những thân cây cổ thụ cành lá xum xuê che khuất không gian muôn ngàn vì sao lấp lánh trên bầu trời! Thanh ngồi bất động bên xác Bopha, đếm từng phút thời gian cho cuộc chia ly ngàn thu vĩnh biệt! Nhìn thấy Thanh thương yêu Bopha ngần ấy, lão già Tangsaré lấy chiếc áo mưa của hắn đưa cho Thanh, khẻ nói:
- Dùng chiếc áo mưa nylon của tôi gói xác cô ấy để xương không bị lẫn lộn vào trong đất, mau bị mục nát! Nếu sau nầy có điều kiện đi tìm mộ phần của Bopha cũng dể nhận ra hài cốt...
- Cám ơn ông!
Tấn và Bo đào huyệt xong, hai người bó xác Bopha và khiêng đặt bên cạnh huyệt mộ. Đồng đội đến quỳ xung quanh thi thể Bopha đọc lời cầu nguyện lần cuối. Thanh như chết lặng người! Anh không nói nên lời! Mãi đến khi xác Bopha đặt xuống đáy mộ. Trước khi lấp đất lại, Thanh khẻ nói trong nghẹn ngào:
- Bopha! Rest in peace.
Buổi sáng đến trong quang cảnh vắng lặng của núi rừng, đượm màu tang thương! Thanh tập hợp tất cả đồng đội, nhóm người buôn lậu và các tên lính Polpot. Thanh đến bắt tay từng người trong nhóm buôn lậu, nói lời xin lỗi:
- Chúng tôi bất đắc dĩ mới dùng hạ cách trưng dụng những chiếc xe bò của quí vị để vượt qua trạm kiểm soát! Bây giờ đồng đội tôi đã đến Thái Lan an toàn, tôi hoàn trả lại cho quí vị tất cả.
Rồi Thanh đến nói với bốn người lính Polpot bị bắt giữ trên xe:
- Các anh được trả tự do. Các anh có thể trở về đơn vị hoặc đi theo tôi xin tỵ nạn ...
Một ngưòi trong nhóm lính Polpot khẻ trả lời:
- Chúng tôi trở về đơn vị sẽ bị lãnh đạo xử tội! Chúng tôi theo các ông..
Nhóm người buôn lậu xúm lại xunh quanh Thanh, đồng loạt lên tiếng:
- Chúng tôi cũng đi theo các ông...
Trước khi đoàn người bắt đầu di chuyển, Thanh khẻ bảo đồng đội:
- Bây giờ chúng ta đã vào địa phận Thái Lan, chúng ta phải vứt bỏ tất cả vũ khí, nếu không thì sẽ bị quân đội Thái Lan tưởng chúng ta là quân cộng sản Việt Nam xâm nhập biên giời, họ nổ súng thì nguy hiểm đến tính mạng chúng ta.
Đoàn xe bắt đầu di chuyển, theo hướng trại tạm cư NW9 của cao ủy thiết lập nơi vùng biên giới, trước khi chuyển về trại tỵ nạn Panatnikhom thuộc quyền bộ di trú Thái Lan kiểm soát. Thanh ngồi trên chiếc xe bò dẫn đầu, nơi chỗ của Bopha. Anh ngoái đầu nhìn lại phía sau, mãi cho đến khi không còn thấy ngôi mộ của Bopha mới thôi. Bổng từ khóe mắt của Thanh, những giọt lệ lăn dài trên đôi gò má năm tháng dày dạn phong sương của núi rừng. Thanh cúi mặt, thở dài rồi thì thầm:
- Rừng biên giới Thái-Miên vẫn mãi mãi còn đó tên em: Bopha! Bopha!

Dương Đại Trường
Biên giới Thái Miên 1978